Du học là một trong những cách tốt nhất để tăng cường kiến thức và kinh nghiệm của bạn, đồng thời mở rộng cơ hội tìm kiếm công việc và phát triển sự nghiệp trong tương lai. Đức và Nhật Bản đều là những điểm đến phổ biến cho du học sinh trên toàn thế giới. Vậy, hãy cùng so sánh những điểm tương đồng và khác biệt khi so sánh du học Đức và Nhật Bản.
Đức và Nhật Bản đều là những quốc gia có chất lượng giáo dục tốt. Đức là một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học và công nghệ, trong khi Nhật Bản nổi tiếng với các chương trình đào tạo kỹ năng nghề truyền thống và các lĩnh vực công nghệ tiên tiến.
Tiếng Đức và tiếng Nhật đều là những ngôn ngữ khó học và khác biệt so với tiếng Anh.
Tiếng Nhật Bản: sử dụng bảng chữ tượng hình, sẽ khó khăn hơn trong việc học ngoại ngữ đối với sinh viên Việt Nam:
Tiếng Đức: Sử dụng bộ chữ la tinh giống Việt Nam, nên bạn sẽ dễ học hơn so với tiếng Nhật.
Du học Nhật Bản | Du học Đức |
Đối tượng: Nam/ nữ từ 18 đến 30 tuổi.
Trình độ văn hoá: – Đã tốt nghiệp THCS (cấp 2) đối với du học Nhật Bản từ THPT (cấp 3) – Đã tốt THPT (cấp 3) đối với hệ du học CĐ/ Đại học tại Nhật – Đã tốt nghiệp các trường CĐ/ Đại học đói với hệ đào tạo sau đại học. Trình độ tiếng Nhật: N5 – N3 trở lên. Sức khoẻ: tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm. Yêu cầu khác: không vi phạm pháp luật, không có tiền án, tiền sự trong thời gian ở Việt Nam. Tài chính: Chứng minh thu nhập của người than (người bảo lãnh) có thu nhập 25 triệu VNĐ/ tháng. |
Đối tượng: Nam/ nữ từ 18 đến 30 tuổi. Yêu cầu trình độ văn hoá khi du học Đức – Đối với học dự bị: Đã tốt nghiệp THPT với 6 môn thi (Toán, Văn, Anh và tổ hợp tự nhiên hoặc xã hội) với tổng điểm tối thiểu 36 điểm, không có môn nào dưới 4 điểm, đỗ 1 trường Đh chính quy. – Đối với hệ học Đại học: Hoàn thành 2 năm học Đại học sẽ vào năm nhất Đại học Đức – Đối với học Master: Tốt nghiệp Đại học chính quy tại Việt Nam với điểm trung bình tối thiểu 7.0 Tình độ tiếng Anh: tối thiểu IELT 6.0 Sức khoẻ: tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm Yêu cầu khác: không vi phạm pháp luật, không có tiền án, tiền sự trong thời gian ở Việt Nam. Tài chính: Mở tà khoản phong toả 4800 UER. |
Sinh viên sẽ phải đóng học phí khi học tại Đức và Nhật Bản. Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản thường cao hơn so với Đức. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn học tại một trường đại học tại Đức, bạn có thể tìm kiếm các chương trình học bổng hoặc việc làm bán thời gian để giảm bớt chi phí học tập.
Đối với du học Nhật Bản: Bạn cần phải sẵn sàng khoản học phí khoảng 100 – 165 triệu VNĐ/ năm tuỳ thuộc vào trường mà bạn theo học. Ngoài ra bạn còn cần phải đóng thêm phí bao hiểm và phí nhập học.
Đối với du học Đức: Hầu hết tất cả các trường học tại Đức đều được miễn phí 100% nhằm mục đích tôn trọng bình đẳng trong giáo dục. Bạn chỉ cần đóng tiền bảo hiểm.
Xem thêm:
Dù du học Đức hay Nhật thì việc chứng minh tài chính là điều kiện cần thiết và bắt buộc. Nhờ vào điều kiện này mà nước sở tại mới có thể nắm được khả năng chi trả của bạn khi gặp bất cứ vấn đề gì trong suốt quá trình du học.
Đối với du học Nhật chỉ yêu cầu chứng minh tài chính của người than trong gia đình có thu nhập tối thiểu 25 triệu VNĐ/ tháng là có thể tham gia chương trình.
Đối với du học Đức được lới lỏng hơn. Chỉ cần bạn mở 1 tài khoản phong toả khoảng 4800 EUR trong thẻ ngân hàng trong suốt quá trình bạn theo học B2 miễn phí.
Sau khi bạn kết thúc khoá học và lấy được chứng chỉ B2 thì bạn đã có thể rút số tiền đó về gửi cho gia đình mình giữ.
Nhà ở Nhật thường nhỏ hẹp, và không được trang bị sẵn các vật dụng thiết yếu như tủ lạnh, máy giặt,… Người Việt khi du học tại Nhật thường share phòng với nhau để tiết kiệm chi phí.
Tại Đức, nhà ở theo phong cách Phương Tây hiện đại, đầy đủ tiện nghi. Tại Đức, tiền thuê mỗi tháng cũng khá rẻ và tôn trọng không gian riêng tư. Sinh viên Việt Nam tại Đức thường hay chọn ở mình 1 phòng. Hay ở chung nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư do không gian rộng. Ký túc xá tại nước Đức cũng rất đẹp và rộng rãi.
Lương của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Đức và Nhật đều khá cao. Trung bình thường rơi vào 30-50 triệu (VND)/ tháng.
Tại Nhật, bạn sẽ phải có visa đi làm trên 5 năm và sống tại Nhật trên 10 năm, mới xin được vĩnh trú. Nếu bạn kết hôn với người Nhật, thì điều kiện rút lại còn 5 năm và visa đi làm trên 3 năm. Tuy nhiên với visa vĩnh trú sẽ không được hưởng những quyền lợi như người Nhật.
Còn tại nước Đức, sau 5 năm sinh sống và làm việc tại Đức đóng đầy đủ thuế và bảo hiểm theo quy định, bạn sẽ được cấp thẻ xanh lưu trú tại Đức. Và bạn cũng được hưởng những quyền lợi giống người bản địa.
Lưu ý, muốn nhập tịch tại 2 đất nước này, đều phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Đây là điều phải cân nhắc.