Học tiếng Đức có khó không? Một câu hỏi mà ai cũng sẽ gặp phải khi có ý định đi du học hoặc đơn giản là muốn học ngôn ngữ Đức. Tuy nhiên, “Cần cù bù thông minh”, chìa khóa dẫn đến thành công đó là sự chăm chỉ. Và chúng ta cũng sẽ trở nên khó khăn nếu như không có đam mê và quyết tâm. Với những điều Eurocom chia sẻ dưới đây, sẽ khiến bạn cảm thấy rằng tiếng Đức không hề khó.
Việc đầu tiên để học được một ngôn ngữ, bạn cần học bảng chữ cái của nó. Giống như tiếng Việt, trước khi bạn biết đọc, bạn cần trải qua một lớp mầm với bảng chữ cái A, Ă, Â,… Tiếng Đức cũng vậy! Nếu như tiếng Anh có 26 chữ cái thì tiếng Đức có thêm 4 chữ cái là: ä, ü, ö, ß. Nhưng đổi lại, tiếng Đức có phát âm gần giống với tiếng Việt hơn là tiếng Anh. Đây chính là một lợi thế khi học tiếng Đức.
Tiếng Anh hay tiếng Pháp thì phải học qua phiên âm quốc tế và vô cùng nhiều quy tắc. Nhưng cách phát âm tiếng Đức lại rất gần với cách đọc tiếng Việt. Vậy nên chỉ cần luyện tập chăm chỉ. Bạn sẽ dễ dàng đọc được tiếng Đức một cách trôi chảy dù cho chưa biết nghĩa của nó.
Khi đọc số hàng chục trong tiếng Đức người ta đọc số hàng đơn vị trước rồi mới đến hàng chục. Ví dụ số 23 thì đọc là “dreiundzwanzig“. Mà khi viết thì người ta lại viết số hai trước số ba. Điều này tưởng là nhỏ nhặt nhưng thực ra rất khó chịu không những chỉ đối với người nước ngoài học tiếng Đức mà ngay cả đối với người Đức.
Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam! Chúng ta không còn quá xa lạ với câu nói này phải không? Thế nhưng, ngữ pháp tiếng Đức còn phức tạp và rắc rối hơn rất nhiều. Nhưng nó lại vô cùng chặt chẽ và logic. Bạn cần thực sự tập trung khi học ngữ pháp tiếng Đức.
Khi dùng trong câu phải chia cho chủ ngữ, với tiếng Việt bạn không phải lo lắng với việc chia động từ trong câu. Tiếng Đức giống với tiếng Anh là bạn phải chia động từ cho các ngôi của nó. Khi bắt đầu học tiếng Đức bạn sẽ choáng váng với cách chia động từ này. Bạn phải nhớ cách chia động từ với từng ngôi: ich, du, sie, er, es, ihr… Tất nhiên tiếng Đức cũng có những quy tắc chia nhất định như tiếng Anh. Ví dụ động từ với các ngôi Sie, wir sẽ là nguyên thể, động từ với các ngôi er, sie, es (ngôi thứ 3 số ít) sẽ kết thúc bằng t…
Khác với tiếng Anh hay tiếng Việt thì tất cả danh từ trong tiếng Đức dù số ít hay số nhiều đều phải viết hoa. Ngoài ra một số danh từ trong tiếng Đức được kết hợp bởi nhiều từ với nhau. Cho nên bạn đừng lấy làm gì lạ khi có những danh từ dài. Đó không phải là một từ nữa mà là một dãy chữ dài. Những từ này góp phần làm phong phú tiếng Đức nhưng lại tạo nên những nỗi đau vô hình cho người học tiếng Đức. Trong lịch sử tiếng Đức đã từng có từ dài nhất với 63 chữ cái, được dịch ra là “luật về chuyển trách nhiệm giám sát việc dán nhãn mác thịt bò” một thuật ngữ phức tạp liên quan tới bệnh bò điên: “Rindfleischetikettierungsüberwachungsaufgabenübertragungsgesetz”. Trông khá là đồ sộ phải không.
Danh từ tiếng Đức có giống đực (der – Maskulinum), giống cái (die – Femininum), giống trung (das – Neutrum). Tiếng Việt không có giống rõ ràng, chỉ có “cái, con và thằng”. Đây cũng là lí do mà người đọc nên học cả giống và từ và không nên chỉ học từ riêng. Vì các giống này cũng thay đổi theo từng loại ngữ pháp.
Trong tiếng Việt tính từ luôn đứng đằng sau danh từ và không có sự biến đổi theo giống, số và cách. Tính từ trong tiếng Đức đa số đứng đằng trước danh từ và cũng biến đổi theo từng cách của danh từ.
Nếu bạn đã nắm được một chút căn bản tiếng Đức. Có thể không cần đến trung tâm để học tiếng mà tự luyện ở nhà. Bởi ngày nay, có rất nhiều website, ứng dụng với kho tài liệu, hướng dẫn học cực kỳ đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều mức trình độ của người học.
Chỉ cần mở điện thoại hay máy tính và tìm kiếm trên google. Bạn đã có thể chọn cho mình một trang website uy tín để phục vụ cho việc học tiếng.
Ngoài ra, nghe nhạc, đọc báo, xem video…hàng ngày bằng tiếng Đức cũng sẽ giúp người học làm quen và thích nghi dần với ngoại ngữ này. Vì vậy có thể nói, học tiếng Đức khó hay dễ là tùy vào người học có thật sự quyết tâm học hay không.
Đầu tiên, tiếng Đức có bảng chữ cái la tinh khá giống tiếng Anh và tiếng Việt. Chỉ hơn đúng 4 kí tự đặc biệt. Do đó, ngoài các chữ cái quen thuộc người học chỉ cần nhớ thêm 4 kí tự này là được.
Tiếp theo, tiếng Đức có một số lượng từ lớn na ná với tiếng Anh. Đa số mọi người đã được tiếp xúc với tiếng Anh từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường vì thế khi học tiếng Đức sẽ dễ dàng liên tưởng và dễ nhớ hơn. Ví dụ như tiếng Anh là team thì tiếng Đức là das team. Câu giới thiệu trong tiếng Anh là my name is A thì tiếng Đức tương tự là mein name ist A.
Để có thể có những kết quả nhất định, bạn cũng cần đặt ra những mục tiêu cho mình và lên kế hoạch để thực hiện nó. Việc lập kế hoạch rõ ràng cho đích đến của mình sẽ giúp bạn kiểm soát được việc học và thời gian của chính mình. Hãy viết các mục tiêu một cách cụ thể. Hãy tự đặt câu hỏi rằng tại sao bạn lại muốn học tiếng Đức. Hãy treo nó ở những nơi bạn dễ dàng nhìn thấy để khi mà thấy bản thân đang dần bị hao hụt tinh thần, nhìn vào những mục tiêu và kết quả mình mong đợi và resest lại tinh thần ngay lập tức nhé! Bên cạnh đó, hãy cố gắng duy trì việc học tập và đừng tạo áp lực cho bản thân.
Sẽ có những ngày đơn giản bạn cảm thấy không thích học. Hay có ngày lại ngồi hàng giờ đồng hồ trước những con chữ và ngữ pháp. Chính vì thế việc luyện tập thường xuyên là rất quan trọng. Tốt hơn hãy thử bắt đầu với những đơn vị học ngắn và cố gắng tập trung vào tài liệu học của bạn.
Hãy loại bỏ những yếu tố gây mất tập trung trong giờ học. Hãy tắt điện thoại trước khi học. Hãy nhắn nhủ tới những người bạn của mình rằng bạn không thể nhận liên lạc trong thời gian ấy. Loại bỏ tất cả các yếu tố gây phiền nhiễu đến việc học của bạn, ngay cả khi đó là khó khăn đầu tiên.
Bố trí các vật dụng hỗ trợ cho việc học. Xây dựng nên những ký hiệu dễ ghi nhớ giúp bạn đánh lừa bộ não của mình. Dù bạn cố gắng ghi nhớ chúng bao nhiêu lần thì ngày hôm sau bạn cũng sẽ quên. Chính vì thế với những ký hiệu dễ nhớ sẽ làm cho việc học của bạn trở nên đơn giản hơn.
Hãy giảm nhẹ việc học thông qua các phác thảo và ghi chú. Bạn nên sử dụng những màu sắc khác nhau để ghi chép lại những đặc điểm bạn chưa thực sự hiểu. Việc sử dụng màu sắc sẽ kích thích trí tưởng tượng và thu hút bạn tới những điều quan trọng.
Học ngay khi xem tivi hoặc nghe nhạc ư? Đúng thế, điều đó hoàn toàn có thể. Trong thời đại của internet và các video thì phim ảnh hay các seri phim cũng có thể được sử dụng như một phương pháp học tập đa dạng. Điều thú vị nhất là: Bạn có thể đồng thời luyện nghe, hiểu, thậm chí cả cách phát âm và cảm nhận được ngoại ngữ.
Đây là một ý tưởng mà hầu hết các bạn trẻ sẽ nghĩ tới khi quyết định học tiếng Đức. Khi học tới B1 các kỹ năng của bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên bạn lại không đủ tự tin để bắt chuyện với ai đó bằng tiếng Đức. Việc tham gia các CLB tiếng Đức sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thực tế thực sự có ích. Đây cũng là những cơ hội hiếm có để bạn có thể luyện nói cùng người Đức bản xứ.
Không một ngôn ngữ nào là dễ dàng. Nó sẽ chỉ dễ khi bạn thực sự đam mê, chăm chỉ và quyết tâm. Bên cạnh đó kết hợp với những phương pháp học hiệu quả. Sau một thời gian ngắn thôi. Bạn sẽ nói được tiếng Đức cơ bản. Hãy bắt đầu từ những cái nhỏ nhặt và thấp nhất. Học đến đâu nắm chắc đến đấy. Bên cạnh học với giáo viên, hãy áp dụng những phương pháp mà Eurocom nêu ra ở phía trên nữa để con đường dẫn đến thành công ngày càng gần hơn nhé!
Bạn quyết tâm bao nhiêu, Eurocom khẳng định bạn sẽ thành công bấy nhiêu! Điều bạn cần ngay bây giờ là cần một ai đó định hướng và dẫn dắt bạn phải không? Hãy liên hệ hotline 0971.44.5959 để Eurocom đồng hành và hỗ trợ bạn!
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, 59 Phương Liệt, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Chi nhánh 1: Trung tâm đào tạo cán bộ hội chữ Thập đỏ Ngõ 157, Phố Bằng B, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Chi nhánh 2: Số 11/2 đường số 10, Phường Bình Thuận, quận 7, TP HCM
Chi nhánh 3: trường Cao Đẳng du lịch Đà Nẵng, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, khu đô thị FPT city, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Hotline: 024.6253.1919 hoặc 0899 001 983 ( zalo)
Fanpage: Du Học Nghề Đức Eurocom
Email: eurocom.com.vn@gmail.com