Vali Du Học Đức - Chuẩn Bị Hành Lý Du Học Nghề Đức
Vali Du Học Đức – Chuẩn Bị Hành Lý Du Học Nghề Đức Như Thế Nào?

Vali Du Học Đức – Chuẩn Bị Hành Lý Du Học Nghề Đức Như Thế Nào?

Du học Đức là một trong những lựa chọn phổ biến của sinh viên trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi chuẩn bị cho chuyến đi, việc đóng gói vali sẽ là một trong những thách thức lớn nhất. Trong bài viết này, Eurocom sẽ chia sẻ về các bước chuẩn bị và lời khuyên quan trọng khi đóng gói vali để du học Đức.

Kinh nghiệm trước khi chuẩn bị vali du học nước Đức

Nghiên cứu về khí hậu và văn hóa

Trước khi bay sang Đức, bạn cần phải nghiên cứu về khí hậu và văn hóa ở Đức. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh về những gì nên và không nên đem theo trong vali của mình.

Đối với khí hậu, Đức có mùa đông lạnh và ẩm ướt, nên bạn cần phải đóng gói đầy đủ quần áo ấm. Về văn hóa, bạn cần phải nghiên cứu về quy định địa phương và phong tục tập quán để đảm bảo sự tôn trọng và hòa nhập với người dân địa phương.

Chuẩn bị danh sách các vật dụng không thể thiếu

Trước khi đóng gói, bạn nên chuẩn bị một danh sách chi tiết những thứ bạn cần mang theo. Điều này sẽ giúp bạn tránh quên đồ và giúp bạn kiểm tra xem bạn đã đóng gói đầy đủ các mặt hàng quan trọng hay chưa.

Ngoài ra, bạn cũng nên đưa ra quyết định về số lượng và kích thước của vali để đảm bảo rằng bạn có đủ không gian để đóng gói tất cả các mặt hàng của mình.

Sắp xếp và đóng gói vali

Khi đã chuẩn bị danh sách và vali, bạn có thể bắt đầu sắp xếp và đóng gói đồ đạc. Bạn nên đóng gói các mặt hàng theo từng nhóm để dễ dàng quản lý và tìm kiếm. Ngoài ra, bạn nên sắp xếp các mặt hàng theo trọng lượng và kích thước để đảm bảo rằng vali của bạn vẫn có thể di chuyển dễ dàng và không bị quá nặng.

Khi đóng gói đồ đạc, bạn nên chú ý đến các mặt hàng quan trọng như giấy tờ, thiết bị điện tử, đồ dùng cá nhân, quần áo và giày dép. Bạn nên đóng gói chúng một cách cẩn thận để tránh hư hỏng trong quá trình di chuyển.

Kinh nghiệm chuẩn bị Vali du học nghề tại Đức 

Giấy tờ cá nhân

  • Toàn bộ Hồ Sơ nhập học được ĐSQ trả lại sau khi nhận Visa
  • Giấy khai sinh
  • Bằng ĐH kèm bảng điểm và giấy xác nhận thực tập/đi làm ở cty (đối với các bạn đi hệ công nhận bằng cấp)
  • 10 ảnh hộ chiếu 35×45 cm chuẩn Đức như mẫu bên dưới (nền màu ghi để sang đây dùng dần vì chụp ở máy tự động rất mắc 8 Euro/4 ảnh và không đẹp nữa)

Dù đi du học hay đi du lịch, giấy tờ tùy thân và các loại giấy tờ quan trọng khác luôn là điều đầu tiên bạn cần lưu tâm tới để xuất nhập cảnh một cách thuận lợi không mất nhiều thời gian cũng như những rắc rối k đáng có. Các loại giấy tờ khi đi du học Đức cần thiết có thể liệt kê như sau:

  • Hộ chiếu, visa được dán trong hộ chiếu. Trường hợp bạn sử dụng visa rời thì phải luôn kẹp cùng hộ chiếu.
  • CMND bản gốc 
  • Giấy khai sinh bản sao và bản dịch
  • Bản gốc các loại giấy tờ liên quan đến visa du học tại Đức, như giấy nhập học, chứng minh tài chính,…
  • Hồ sơ nhập học tại trường
  • Các loại giấy tờ chứng minh thành tích học tập
  • 10 ảnh hộ chiếu để sử dụng khi cần thiết vì khi nhập cảnh bạn sẽ phải làm rất nhiều thủ tục cũng như giấy tờ mà nếu không chuẩn bị sẵn thì không thể đi chụp ảnh lấy ngay được.

Một lưu ý nhỏ đó là nên mang theo cả bản sao và bản dịch công chứng mỗi loại giấy tờ nên có 2 bảng và cho vào ngăn túi xách hoặc balo bên người tránh tình trạng thất lạc.

Các bạn nên lưu lại một bản scan giấy tờ cá nhân (giấy khai sinh, hộ chiếu, Visum và ảnh thẻ bản digital) để khi cần có thể sử dụng liền. Danh sách các giấy tờ kể trên bạn nên cầm theo BẢN GỐC sang Đức.

Bên này các cơ quan không chấp nhận tài liệu dịch và công chứng tại Việt Nam (trừ giấy tình trạng hôn nhân đã được Hợp pháp hoá lãnh sự Đức tại Việt Nam) vì không có giá trị pháp lí tại Đức. Khi sang Đức các bạn phải dịch giấy tờ qua phòng dịch tuyên thệ có đăng kí tại Đức mới được sử dụng hoặc thông qua các phòng công chứng (Notar) tại Đức !

Tiền mặt và thẻ ATM

Trước khi sang Đức chắc hẳn bạn đã có một tài khoản ngân hàng như Visa có thể dùng được ở Đức, tuy nhiên bạn cũng phải chuẩn bị một số tiền mặt vừa đủ để đề phòng những trường hợp không thể sử dụng thẻ.

Nên chuẩn bị các loại tiền lẻ để dùng vào việc mua vé tàu hay sắm sửa các vật dụng cần thiết trong thời gian đầu. Trong trường hợp không có tiền lẻ bạn có thể vào siêu thị mua 1 món đồ nào đó sẽ đổi được tiền lẻ để sử dụng.

Vali kéo đi du học Đức

Vì những hành lý chiếm diện tích nhất là quần áo, khi đã biết được số lượng cần thiết mình cần mang, việc tiếp theo bạn nên làm là chọn cho mình một chiếc vali kéo có không gian phù hợp với số lượng đồ mình cần mang và ngoài ra chất liệu cũng như các tiện ích đi kèm với chúng cũng là một thứ đáng lưu tâm cho chuyến hành trình dài của bạn.

Đồ dùng cá nhân

Các vật dụng cá nhân khi đi du học đức cần chuẩn bị những gì? Khi nói đến Đức thì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đây là một đất nước cực kỳ phát triển, vì thế việc mua đồ dùng cá nhân hay mỹ phẩm là điều dễ dàng, bạn chỉ cần bước chân ra siêu thị hay cửa hàng là có thể mua được những đồ mình cần.

Nhưng với thời gian đầu bạn có thể sẽ khá ngại và chưa quen với lối sống tại đây nên cũng cần phải chuẩn bị một số vật dụng cá nhân trong thời gian đầu, nhưng cũng không nên mang quá nhiều và lo lắng về giá cả của những vật dụng này vì chúng không hề đắt như bạn thường nghĩ. Những vật dụng cần mang khi sang Đức du học có thể kể đến như:

  • Bàn chải đánh răng, khăn mặt.
  • Khăn tắm, sữa tắm.
  • Ô cũng là một vật dụng cần thiết.
  • Dầu gió bạn cũng nên có 1 lọ mang theo.
  • Kính cận cho những người bị cận và cũng nên mua 1 chiếc để dự phòng vì giá cả kính ở Đức khá là đắt đỏ.
  • Mỹ phẩm chăm sóc da trong những ngày đầu tiên làm quen với khí hậu mới.

Giầy dép, ba lô

  1. Sang tới đây đi bộ là chủ yếu nên các bạn nên mang giầy bệt, giầy thể thao đi thật thoải mái. Nên sang bên này mua giầy vì chất lượng đảm bảo giá cũng ko phải đắt quá. Ví dụ một đôi giầy thể thao hàng hiệu lúc bán có trên dưới 50-100€ tất nhiên là tùy loại, với lại là sinh viên nên cứ chọn đợt sale mà mua thôi, giá giảm nhưng chất lượng vẫn giữ nguyên
  2. Ba lô mua loạt quai đeo mềm dễ chịu, bên này mọi người hay dùng balo rất tiện. Mua loại 25 lít là vừa.

Thuốc men

  1. Thuốc cảm cúm, nhức đầu, giảm đau.
  2. Thuốc đau bụng: men tiêu hóa, bergberin
  3. Dầu gió
  4. Kháng sinh đề phòng trường hợp sốt cao viêm họng.
  5. Một số loại thuốc khác mà bạn hay dùng ở nhà nữa

Đồ dùng học tập

  1. Bút chì kim + ngòi chì (nên mua ở nhà vì rẻ hơn bên này nhiều)
  2. Bút bi, thước kẻ, tẩy mang dùng lúc ban đầu khi mới sang.
  3. Từ điển Đức-Việt: 1 (thường là sang sẽ xin được của các anh chị đi trước, nhưng nếu ko xin đc cũng bí)

Những thứ cần thiết khác Địa chỉ, điện thoại của mọi người: Khi cần còn liên lạc được

  1. Tai nghe có luôn mic: Có thể sẽ cần chat voice với mọi người vì gọi điện rất tốn tiền
  2. Đĩa CD software: Đĩa ca nhạc, từ điển, tin học, chuyên ngành
  3. Ổ cắm điện nhiều ổ của LIOA. Ổ cắm điện của Đức là loại 2 chân tròn, nên các thiết bị mang theo nếu là loại khác thì mua sẵn cái chuyển đổi.
  4. Ảnh thẻ cỡ 3,5*4,5 nên chụp nhiều vì bên này chụp thường ko đẹp và đắt.
  5. Nồi cơm điện nếu sang ở thành phố lớn như Berlin, Leipzig,.. thì ko cần mua, còn nếu các thành phố nhỏ thì nên mua luôn từ nhà. (Hoặc cũng có thể mua nồi cơm điện online qua Amazon rất dễ dàng rồi cho nó gửi qua bưu điện về

Cách sắp xếp đồ đạc vali đi du học nghề Đức 

Cách chia đồ đạc Sau khi đã hỏi được cụ thể cân nặng hành lý được mang theo thì đóng gói đồ như sau: Chia làm 1 hoặc 2 Vali tuỳ theo cân nặng. Chia đồ cần mang làm 3 loại

  • loại 1: Tối cần thiết, không thể không mang
  • loại 2: Cần thiết và cũng rất cần
  • loại 3: Mang theo thì nặng, không mang thì tiếc

Xếp Vali theo 3 lớp theo thứ tự từ 1-3 từ dưới lên. Để đến lúc ra sân bay, có bị quá cân thì có thể nhanh chóng, dễ dàng mở vali vứt đồ không cần thiết mà không phải bới tung.

  1. Nên để vài bộ quần áo hàng ngày, khăn mặt, khăn tắm, lược… ở vali xách tay, để trong những ngày đầu nếu chưa đến được chỗ ở cố định thì ko phải dỡ vali lớn ra mà vẫn có cái dùng.
  2. Để tránh trường hợp thất lạc Vali, in một tờ giấy khổ A4 hoặc tự ghi tên tuổi, địa chỉ mình sẽ đến và dán vào Vali.
  3. Tiền chia ra để ít nhất 3 nơi, để trong người một ít.
  4. Dù có mang được nhiều đồ thế nào thì cũng không thể đủ. Thế nên sang đây chắc chắn sẽ phải mua sắm khá nhiều ban đầu, mất khoảng 100 €, thế nên chuẩn bị sẵn tiền mặt (nếu đổi được thì mang tiền lẻ loại 5, 10, 20 €, vì một số loại máy bán vé tàu tự động chỉ nhận tiền mệnh giá nhỏ). Chẳng hạn mua thêm nồi niêu, xong chảo, chăn, gối, mắc áo, xà phòng, 
Du Học Đức Uy Tín