Với nền kinh tế phát triển và hệ thống giáo dục nghề nghiệp tiên tiến, Đức không chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn chú trọng vào thực hành thực tế tại các doanh nghiệp. Khi lựa chọn du học nghề tại Đức, các bạn sẽ được đào tạo toàn diện trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, giúp bạn tích lũy kinh nghiệm quý báu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra, với chính sách ưu đãi cho du học sinh quốc tế, bạn còn có cơ hội được làm việc và định cư lâu dài tại Đức sau khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội, du học nghề Đức cũng có không ít những rủi ro mà các bạn hoàn toàn có thể gặp phải. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chương trình này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Tại sao những năm gần đây, du học nghề Đức lại thu hút nhiều bạn trẻ?
1. Nhu cầu lao động cao ở Đức
Những năm gần đây, nước Đức đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số, dẫn đến thiếu hụt lao động trầm trọng trong nhiều ngành nghề. Đặc biệt là các lĩnh vực kỹ thuật, y tế, chăm sóc sức khỏe, và nhà hàng – khách sạn.
Chính phủ Đức khuyến khích và mở rộng cơ hội cho người nước ngoài đến học và làm việc, từ đó đáp ứng nhu cầu lao động trong nước.
2. Chất lượng đào tạo nghề hàng đầu
Đức nổi tiếng với hệ thống giáo dục nghề nghiệp song hành, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sinh viên ở Đức không chỉ học lý thuyết trong trường mà còn được thực hành trực tiếp tại các công ty, doanh nghiệp.
Chất lượng đào tạo học nghề của Đức được công nhận trên toàn thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.
3. Cơ hội việc làm và định cư cao khi du học nghề Đức
Sau khi hoàn thành chương trình học nghề, sinh viên có nhiều cơ hội được các doanh nghiệp tại Đức tuyển dụng ngay lập tức. Chính phủ Đức cũng tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên quốc tế có thể ở lại làm việc và định cư lâu dài.
Mức lương của lao động có tay nghề tại Đức rất hấp dẫn, và sinh viên có thể dễ dàng chuyển đổi từ thị thực du học sang thị thực lao động.
4. Chi phí học tập hợp lý và chính sách hỗ trợ tài chính khi học nghề tại nước Đức
So với du học tại các nước như Mỹ, Anh hay Úc, chi phí học tập và sinh hoạt tại Đức hợp lý hơn nhiều. Nhiều chương trình đào tạo nghề tại Đức hoàn toàn miễn học phí.
Ngoài ra, sinh viên còn được hưởng trợ cấp từ doanh nghiệp trong suốt quá trình thực tập, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính.
5. Chính sách visa và nhập cư thuận lợi
Chính phủ Đức đã đưa ra nhiều chính sách visa ưu đãi cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo nghề. Thủ tục xin visa du học nghề tại Đức đơn giản hơn và có tỷ lệ đậu cao.
Đức cũng có chính sách hỗ trợ sinh viên quốc tế trong việc tìm kiếm việc làm và định cư sau khi tốt nghiệp, làm tăng sức hấp dẫn của việc du học nghề tại đây.
6. Cộng đồng du học sinh và môi trường sống an toàn
Đức là một trong những quốc gia có cộng đồng du học sinh quốc tế lớn và năng động. Điều này tạo ra môi trường học tập và sinh sống thuận lợi cho sinh viên.
Đức cũng nổi tiếng là một trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới, với hệ thống an ninh và phúc lợi xã hội phát triển, đảm bảo cho sinh viên quốc tế một cuộc sống an lành và thuận lợi.
Du học nghề Đức là gì, điều kiện ?
Định nghĩa du học nghề là gì?
Du học nghề là hình thức du học mà sinh viên được học một nghề cụ thể, thường kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Mục tiêu của du học nghề là đào tạo sinh viên trở thành những chuyên gia có kỹ năng thực tiễn trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể.
- Chương trình du học nghề thường kéo dài từ 1 đến 3 năm, tùy thuộc vào ngành nghề và quốc gia.
- Nội dung đào tạo bao gồm cả lý thuyết (học tại trường) và thực hành (thực tập tại các doanh nghiệp hoặc tổ chức).
- Du học nghề Đức mang lại cơ hội việc làm cao do chương trình đào tạo gắn liền với thực tế và yêu cầu của thị trường lao động.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể dễ dàng tìm được việc làm tại quốc gia học tập hoặc quay về quê hương với lợi thế cạnh tranh cao.
Du học nghề Đức là một hình thức giáo dục kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên quốc tế học nghề và làm việc tại Đức.
Điều kiện và yêu cầu để du học nghề tại Đức
Trình độ học vấn
Để du học nghề Đức bạn bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp cấp 3 (tốt nghiệp THPT hoặc tương đương).
Trình độ tiếng Đức
Yêu cầu về trình độ tiếng Đức (tối thiểu B1, B2).
Hầu hết các chương trình du học nghề tại Đức yêu cầu bạn có chứng chỉ tiếng Đức đạt trình độ tối thiểu B1, nhưng trình độ B2 sẽ tăng cơ hội được chấp nhận và giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình học tập và làm việc.
Chứng chỉ tiếng Đức: Bạn cần có chứng chỉ tiếng Đức do các tổ chức uy tín cấp như Goethe-Institut, Telc, TestDaF, hoặc ÖSD.
Sức khỏe
Khám sức khỏe: Bạn cần có giấy chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện để sinh sống và làm việc tại Đức. Điều này bao gồm kiểm tra y tế toàn diện để đảm bảo bạn không mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh lý nghiêm trọng.
Bảo hiểm y tế: Khi du học nghề tại Đức, bạn cần có bảo hiểm y tế, thường là bảo hiểm dành cho sinh viên, để đảm bảo bạn được bảo vệ trong suốt thời gian học tập.
Khả năng tài chính
- Chứng minh tài chính: Mặc dù khi du học nghề tại Đức, bạn có thể nhận được trợ cấp từ doanh nghiệp, nhưng trong một số trường hợp, bạn cần chứng minh khả năng tài chính đủ để trang trải sinh hoạt phí trong những tháng đầu tiên. Số tiền chứng minh tài chính khoảng 11.000 – 12.000 EUR trong tài khoản phong tỏa (Sperrkonto).
- Chi phí sinh hoạt: Mặc dù trợ cấp từ doanh nghiệp sẽ giúp bạn trang trải một phần chi phí, bạn vẫn nên có kế hoạch tài chính rõ ràng để đảm bảo cuộc sống ổn định trong thời gian học tập.
Hợp đồng đào tạo (Ausbildungsvertrag)
Thư mời hoặc hợp đồng đào tạo từ doanh nghiệp: Để du học nghề tại Đức, bạn cần phải có hợp đồng đào tạo (Ausbildungsvertrag) từ một doanh nghiệp tại Đức. Đây là văn bản quan trọng xác nhận rằng bạn đã được chấp nhận vào chương trình học nghề.
Hỗ trợ từ các trung tâm môi giới: Một số bạn trẻ có thể nhờ các trung tâm môi giới giúp đỡ tìm kiếm hợp đồng đào tạo, nhưng cần cẩn thận để chọn những trung tâm uy tín.
Yêu cầu khác
Độ tuổi du học nghề Đức: Thông thường, các ứng viên từ 18 đến 35 tuổi là đối tượng chính của các chương trình du học nghề Đức. Một số chương trình có thể giới hạn độ tuổi thấp hơn hoặc cao hơn.
Kinh nghiệm làm việc: Một số ngành nghề có thể yêu cầu bạn có kinh nghiệm làm việc hoặc thực tập liên quan đến ngành trước khi đăng ký.
Các ngành nghề phổ biến khi du học nghề tại Đức
Du học nghề tại Đức cung cấp rất nhiều ngành nghề đa dạng, từ kỹ thuật, công nghệ, đến dịch vụ và y tế. Dưới đây là một số ngành nghề phổ biến và được nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn khi du học nghề tại Đức:
1. Du học nghề Đức ngành Kỹ thuật và Cơ khí
Du học nghề Đức ngành kỹ thuật và cơ khí là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích công nghệ và muốn làm việc trong một lĩnh vực luôn có nhu cầu cao trên thị trường lao động. Đức nổi tiếng với nền công nghiệp phát triển và hệ thống đào tạo nghề chuyên sâu, giúp sinh viên nắm vững cả lý thuyết và thực hành.
- Cơ khí (Mechaniker): Lắp ráp, bảo trì, và sửa chữa các thiết bị, máy móc.
- Cơ điện tử (Mechatroniker): Kết hợp giữa cơ khí, điện tử và công nghệ thông tin trong việc thiết kế và bảo trì hệ thống tự động hóa.
- Điện công nghiệp (Industrieelektriker): Lắp đặt, bảo trì, và sửa chữa các hệ thống điện công nghiệp.
- Kỹ thuật ô tô (Kfz-Mechatroniker): Sửa chữa và bảo dưỡng xe hơi và các phương tiện giao thông khác.
2. Du học nghề Đức ngành Công nghệ thông tin
- Kỹ thuật viên phần mềm (Fachinformatiker für Anwendungsentwicklung): Lập trình, phát triển và bảo trì phần mềm.
- Quản trị mạng (Fachinformatiker für Systemintegration): Quản lý và bảo trì hệ thống mạng và cơ sở hạ tầng IT.
- Chuyên viên bảo mật IT (IT-Sicherheitsexperte): Đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp.
3. Điều dưỡng và Y tế
Đức nổi tiếng với hệ thống y tế và giáo dục phát triển. Chương trình điều dưỡng được thiết kế kỹ lưỡng để đảm bảo sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn thành thạo các kỹ năng thực hành cần thiết.
Ngành điều dưỡng tại Đức đang thiếu hụt nguồn nhân lực, do đó sinh viên sau khi tốt nghiệp có rất nhiều cơ hội làm việc tại các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe, và viện dưỡng lão. Đức cũng có chính sách ưu đãi cho phép sinh viên quốc tế có thể ở lại làm việc và định cư sau khi tốt nghiệp.
Một yêu cầu quan trọng là sinh viên du học nghề điều dưỡng ở Đức cần phải có trình độ tiếng Đức đủ tốt (ít nhất là B1) trước khi bắt đầu chương trình học.
- Điều dưỡng (Gesundheits- und Krankenpfleger): Chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện, nhà dưỡng lão, hoặc trung tâm y tế.
- Du học nghề Đức ngành Trợ lý nha khoa (Zahnmedizinische Fachangestellte): Hỗ trợ bác sĩ nha khoa trong các công việc chuyên môn và chăm sóc bệnh nhân.
- Chuyên viên vật lý trị liệu (Physiotherapeut): Hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân thông qua các liệu pháp vận động và trị liệu.
4. Nhà hàng – Khách sạn và Du lịch
Các công việc có thể làm khi du học nghề Đức ngành nhà hàng khách sạn
- Quản lý khách sạn (Hotelfachmann/Hotelfachfrau): Quản lý hoạt động hàng ngày của khách sạn, từ tiếp tân đến dịch vụ khách hàng.
- Chuyên viên nhà hàng (Restaurantfachmann/Restaurantfachfrau): Quản lý và phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn, đảm bảo chất lượng dịch vụ.
- Du lịch (Tourismuskaufmann/Tourismuskauffrau): Tổ chức và quản lý các dịch vụ du lịch, lữ hành.
5. Du học nghề Đức ngành đầu bếp
Du học nghề Đức ngành đầu bếp là một lựa chọn hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực và muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực nấu ăn. Đức có một nền giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực ẩm thực, với nhiều nhà hàng nổi tiếng và nền ẩm thực phong phú.
- Chương trình du học nghề đầu bếp tại Đức thường kéo dài từ 2 đến 3 năm. Trong quá trình học, sinh viên sẽ được học các kỹ năng nấu ăn, quản lý bếp, lên thực đơn, và an toàn thực phẩm.
- Đào tạo kép: Chương trình kết hợp giữa lý thuyết tại trường nghề và thực hành tại các nhà hàng hoặc khách sạn. Sinh viên sẽ có cơ hội thực hành trong môi trường làm việc thực tế, giúp nâng cao kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm
Du học nghề Đức ngành làm đẹp, nail
Du học nghề Đức ngành làm đẹp là một lựa chọn hấp dẫn cho những ai đam mê lĩnh vực thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp. Đức không chỉ nổi tiếng với nền giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao mà còn có một thị trường làm đẹp phát triển, mang lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Chương trình du học nghề ngành làm đẹp tại Đức thường kéo dài từ 2 đến 3 năm, bao gồm các khóa học về chăm sóc da, trang điểm, làm tóc, và các liệu pháp thẩm mỹ khác.
Các công việc có thể làm khi du học ngành làm đẹp tại Đức:
- Chuyên viên thẩm mỹ (Kosmetiker/Kosmetikerin): Chăm sóc da mặt, thực hiện các liệu pháp thẩm mỹ như massage, trị liệu da, và tư vấn chăm sóc da cho khách hàng.
- Chuyên viên trang điểm (Make-up Artist): Trang điểm cho khách hàng trong các sự kiện, chụp ảnh, hoặc làm đẹp hàng ngày.
- Chuyên viên làm tóc (Friseur/Friseurin): Cắt, tạo kiểu tóc, nhuộm tóc và chăm sóc tóc cho khách hàng tại các salon tóc.
- Chuyên viên chăm sóc móng (Nageldesigner/Nageldesignerin): Chăm sóc, tạo hình và trang trí móng tay, móng chân cho khách hàng.
Chi phí và hỗ trợ tài chính khi du học nghề Đức
Tất cả tổng tất cả chi phí đi du học nghề Đức 2024 hiện nay dao động trong khoảng 6000 – 9000 euro (tương đương khoảng 160 – 240 triệu đồng). Chi phí có thể tăng lên hoặc giảm đi tuỳ thuộc vào trình độ tiếng Đức của bạn và ngành mà bạn lựa chọn theo học. Cụ thể chi phí đi Đức học nghề bao gồm:
Chi phí học và thi tiếng Đức
Bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về trường và chương trình học trước khi quyết định đăng ký. Nếu bạn chọn chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, bạn sẽ cần chứng chỉ IELTS và TOEFL theo yêu cầu.
Nếu có chứng chỉ tiếng Đức hạng A2, bạn hoàn toàn có thể xin visa du học nghề Đức. Để học từ trình độ A2 lên B1, bạn sẽ mất khoảng 20 triệu đồng tại Eurocom. Còn để học từ trình độ A1 lên B2 sẽ mất khoảng 40 triệu đồng.
Nếu bạn có chứng chỉ tiếng Đức hạng B2, bạn sẽ không cần phải làm thủ tục chứng minh tài chính. Còn nếu bạn không đạt trình độ tiếng Đức hạng B2, bạn cần chứng minh mình có đủ tài chính để làm thủ tục xin visa. Số tiền đủ để chứng minh tài chính rơi vào khoảng 270 triệu đồng (10.236 euro).
Chi phí làm hồ sơ du học nghề Đức
+ Chi phí làm hồ sơ du học nghề Đức cũng tùy thuộc vào trường và chương trình mà bạn chọn, và các chi phí này có thể phân bổ vào nhiều khoản khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số chi phí thường gặp khi làm hồ sơ du học nghề Đức:/
+ Chi phí đăng ký: là chi phí bạn phải trả khi đăng ký hồ sơ. Chi phí này thường dao động từ khoảng 50-150 Euro.
Chi phí kiểm tra sức khỏe: Trước khi nhập học, bạn cần kiểm tra sức khỏe và cung cấp giấy chứng nhận cho trường. Chi phí này thường tốn khoảng 50-150 Euro.
+ Chi phí chứng minh tài chính du học nghề Đức: Bạn cần chứng minh rằng mình có đủ khả năng tài chính để chi trả chi phí học tập và sinh hoạt tại Đức. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào số tiền mà bạn cần chứng minh, nhưng thường dao động từ 8.000-10.000 Euro.
+ Chi phí dịch thuật và công chứng: Nếu bạn cần dịch thuật và công chứng các giấy tờ. Chi phí dịch thuật và công chứng thường dao động từ 20-50 Euro/giấy tờ.
Chi phí xin visa và vé máy bay
Chi phí xin visa du học nghề Đức 2024 thường dao động từ khoảng 60-80 Euro.
Ngoài chi phí xin visa, bạn cũng có thể phải trả các khoản phí khác như phí khám sức khỏe, phí dịch thuật và công chứng, và phí dịch vụ xin visa. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào yêu cầu và điều kiện của từng trường, nhưng thường tốn từ 100-300 Euro.
Chi phí vé máy bay từ Việt Nam tới Đức có thể dao động từ 500-1000 Euro tùy thuộc vào thời điểm và hãng hàng không.
Chi phí học tập và sinh hoạt thời gian đầu ở Đức
Chi phí học tập du học nghề ở Đức phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trường học, chương trình học, khu vực địa lý và mức sinh hoạt của từng sinh viên. Hầu hết các trường ở Đức thì đều có chính sách miễn học phí cho sinh viên, sinh viên chỉ việc chi khoảng 250 euro mỗi kỳ cho các khoản chi phí hành chính.
Ngoài ra, các chi phí khác như sách giáo khoa, đồ dùng học tập, các hoạt động ngoại khoá, chi phí giải trí, du lịch…
Tổng chi phí học tập du học nghề Đức có thể dao động từ 8.000-12.000 euro/ năm.
Những rủi ro, khó khăn khi du học nghề ở Đức
Du học nghề tại Đức mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đi kèm với một số khó khăn và rủi ro. Dưới đây là một số điều các bạn cần lưu ý:
Khó khăn về ngôn ngữ:
Tiếng Đức là ngôn ngữ chính trong hầu hết các khóa học và cuộc sống hàng ngày. Việc không thành thạo tiếng Đức có thể gây khó khăn trong việc học tập, giao tiếp, và thích nghi với cuộc sống tại Đức.
Áp lực học tập và làm việc:
Chương trình du học nghề tại Đức thường yêu cầu học viên phải kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành tại doanh nghiệp. Việc cân bằng giữa học tập và làm việc có thể tạo ra áp lực lớn, đặc biệt đối với những người chưa quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Khó khăn trong việc thích nghi với văn hóa:
Sự khác biệt về văn hóa, lối sống, và phong cách làm việc có thể là một thách thức lớn đối với du học sinh. Thêm vào đó, việc xa gia đình và bạn bè cũng có thể gây cảm giác cô đơn và nhớ nhà.
Rủi ro về việc làm sau khi tốt nghiệp:
Mặc dù cơ hội việc làm tại Đức sau khi tốt nghiệp là khá cao, nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng tìm được công việc phù hợp với mong muốn. Những yêu cầu khắt khe từ phía doanh nghiệp Đức, cũng như sự cạnh tranh cao từ cả sinh viên quốc tế lẫn người bản địa, có thể gây khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.
Chi phí sinh hoạt và chi phí không mong đợi:
Mặc dù học phí tại Đức thường thấp hoặc miễn phí, chi phí sinh hoạt ở Đức vẫn khá cao, đặc biệt tại các thành phố lớn. Ngoài ra, các chi phí bất ngờ như chi phí bảo hiểm, tiền thuê nhà, và chi phí y tế cũng có thể gây áp lực tài chính.
Rủi ro pháp lý và thị thực:
Các yêu cầu pháp lý và thủ tục xin thị thực tại Đức có thể phức tạp và thay đổi theo thời gian. Nếu không tuân thủ đúng các quy định, du học sinh có thể gặp rủi ro bị từ chối gia hạn thị thực hoặc thậm chí bị trục xuất.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về du học nghề Đức . Mong rằng bài viết của chúng tôi đã cung cấp được những thông tin hữu ích với bạn.
Nếu cần tư vấn thêm để có những thông tin chính xác hơn thì Eurocom sẵn sàng hỗ trợ bạn. Eurocom hiện thuộc mạng lưới liên kết, hợp tác với hàng trăm trường Đại học, Cao đẳng, THPT, các tổ chức giáo dục uy tín nhằm cung cấp các chương trình du học phù hợp với nhu cầu của học viên ở tất cả các bậc học, ngành nghề và trình độ.
CÔNG TY CỔ PHẦN EUROCOM
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, 59 Phương Liệt, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Chi nhánh 1: Trung tâm đào tạo cán bộ hội chữ Thập đỏ Ngõ 157, Phố Bằng B, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Chi nhánh 2: Số 11/2 đường số 10, Phường Bình Thuận, quận 7, TP HCM
Chi nhánh 3: trường Cao Đẳng du lịch Đà Nẵng, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, khu đô thị FPT city, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Hotline:024.6253.1919 Hoặc 0899 001 983
Facebook: https://bom.so/ahHjSn